NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ HỆ THỐNG BẾP CÔNG NGHIỆP CHO NHÀ HÀNG

NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ HỆ THỐNG BẾP CÔNG NGHIỆP CHO NHÀ HÀNG

Khu vực bếp của nhà hàng là một trong những khu vực quan trọng quyết định giữ chân khách quay lại với nhà hàng hay không vì thế cần phải bố trí hệ thống bếp hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bếp trưởng và phù hợp với nguyên tắc chung khi bố trí hệ thống bếp cho nhà hàng. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Phòng bếp có những khu vực nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phân chia khu vực trong phòng bếp nhà hàng như thế nào?

Hầu hết các phòng bếp nhà hàng đều có khu vực phân chia rõ ràng, để tạo nên một món ăn cho khách hàng thì cần phải thực hiện từng bước từng khu vực một.

Cách bố trí hệ thống bếp cho nhà hàng

1, Thiết kế đơn giản – linh hoạt

Tuân thủ bố trí thiết kế nhà bếp gọn nhẹ, linh hoạt có nghĩa là sắp xếp các khu vực của nhà bếp tạo sự thoải mái và hiệu quả nhất. Nói cách khác, làm thế nào để bếp nhà hàng của bạn thân thiện nhất?

Nguyên tắc cơ bản: Nhân viên tiêu tốn năng lượng thấp nhất để hoàn thành xong nhiệm vụ trong khoản thời gian ngắn nhất.

Ví dụ: Một tủ đông lạnh có thể được đặt ngay bên bếp chiên nhúng. Điều này cho phép đầu bếp lấy thức ăn và đặt chúng vào bếp chiên tốn ít sức nhất. Hoặc, có thể đầu tư vào các bàn inox chuẩn bị cao hơn để đầu bếp nấu ăn không cần phải khom người. Việc này làm giảm thương tích và mất sức cho đầu bếp.

2, Diện tích nhà bếp thích hợp:

nhà bếp của nhà hàng nên tỉ lệ thuận với lượng khách phục vụ

Ví dụ: Một nhà hàng sức chứa 60 suất ăn cho khách trên một lần thì tương đương diện tích nhà bếp là 90 m2. Sức chứa 40 suất ăn thì diện tích nhà bếp cần 48 – 50 m2.

3, Thông gió, hút mùi tốt:

Trong nhà bếp hoạt động có rất nhiều mùi thức ăn, dầu mỡ, tỏa nhiệt của bếp nấu. Vì vậy hệ thống thông gió, hút mùi là rất cần thiết trong nhà bếp.

Đặc biệt, nếu là nhà hàng nướng cần trang bị hút khói tại bàn nướng cho khách. Để Khách không bị bám mùi thức ăn sau khi rời khỏi nhà hàng.

4, An toàn sức khỏe:

Sau khi hoàn tất quá trình thiết kế bếp nhà hàng. Điều cuối cùng bạn nên chú ý là y tế và phòng cháy chữa cháy. Hãy tìm cơ sở y tế gần nhất của bạn.

Ngoài ra, mỗi thiết bị đều có hướng dẫn sử dụng cụ thể, vì vậy hãy đọc hướng dẫn sử dụng thiết bị thật kỹ. Chúng ta nên phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra.

Nguyên tắc bố trí hệ thống bếp công nghiệp cho nhà hàng

1, Khu sơ chế nguyên liệu của bếp công nghiệp nhà hàng

Khi tư vấn thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng khu sơ chế là nơi đầu tiên trong quy trình làm bếp, ở khâu này người nhân viên có trách nhiệm lấy đồ từ kho bảo quản hoặc mua ngoài sau đó đem ra sơ chế.

Khu vực sơ chế trong bếp nhà hàng

Các thiết bị inox thường dùng: Chậu rửa, giá để đồ, thiết bị sơ chế thái lát rau củ quả… Trong khu này nên thiết kế các giá để và các chậu rửa liên kết với nhau.

2, Khu gia công ( xử lý thực phẩm , nguyên liệu )

Khu gia công là nơi thứ 2 trong không gian bếp công nghiệp nhà hàng, khách sạn. Các thực phẩm sau khi được sơ chế sẽ chuyển sang khu gia công.

Khu vực này chủ yếu sử dụng những thiết bị xử lý thực phẩm như : máy cắt thịt, máy xay thịt, máy trộn bột….

Khu xử lý thực phẩm

Trong khu này khi thiết kế nên bố trí một không gian rộng để có thể đủ chỗ cho 3 đến 4 đầu bếp đứng, các vật dụng và chất liệu sử dụng trong khu này nên sử dụng chất liệu nhẵn bóng như gỗ hoặc đá…. để đầu bếp có thể thực hiện công việc dể dàng hơn.

3, Khu nấu nướng chính, chế biến thức ăn

Khu bếp nấu là khu vực quan trọng nhất trong quy trình làm bếp. Ở khâu này các thực phẩm sau khi gia công sẽ được chuyển sang bàn chờ ngay tầm tay với của bếp trưởng nhà hàng, các thiết bị nấu gồm: Các bếp xào, nấu, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướn– Khi thiết kế nhà hàng khu chế biến phải được lắp đặt chuyên nghiệp, rộng và thoải mái.

Bố trí hệ thống bếp công nghiệp cho bếp nhà hàng

Chú ý không để khói làm ảnh hưởng nhà bếp, cũng như ảnh hưởng ra bên ngoài bàn ăn của khách, không gây mùi, không gây tai nạn cho người làm bếp, đòi hỏi an toàn tuyệt đối.

Cần lắp đặt những chụp hút khói công nghiệp để giúp cho việc hút khói, hút mùi trở nên dễ dàng hơn.

4, Khu soạn chia thức ăn và bày món

Khu trưng bày thức ăn oder

Khu soạn thức ăn, ra thức ăn. Tại đây các thiết bị cho khu này bao gồm : chậu rửa, các giá inox, các bàn inox, xe đẩy đồ inox chờ sẵn. Bố trí cửa ra đồ phải rộng, thoáng, thuận tiện cho việc duy chuyển của các nhân viên.

5, Khu rửa bát và diệt khuẩn của bếp công nghiệp nhà hàng

Sau khi khách ăn xong bát đĩa sẽ được tập trung ở khu này để rửa. Các thiết bị cần có ở khu vực này chủ yếu là : Bàn rọ rác, các chậu rửa, máy rửa chén, các giá thang inox nhiều tầng…

Khu rửa bát và diệt khuẩn của bếp công nghiệp nhà hàng

Khi thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng nên bố trí những thiết bị này sát tường hoặc trên cao để đảm bảo vệ sinh, ngoài ra tủ diệt khuẩn cho bát đĩa cũng phải thực hiên trong một quy trình khép kín bố trí rộng rãi và và logic.

Trên đây là cách bố trí và nguyên tắc bố trí hệ thông bếp công nghiệp cho nhà hàng mà Compa Décor sưu tâm và được chuyên gia thẩm định. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với các bạn. Hãy liên hệ ngay đến Compa để có được những thông tin quan trọng khi thiết kế nhà hàng nhé!

CÔNG TY TNHH TM XÂY DỰNG TRANG TRÍ NỘI THẤT COMPA

Văn phòng: 120/5Bis Nguyễn Văn Đậu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, HCM

Xưởng: 9B Đường 40, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức

Website: http://trangtrinoithatcompa.com/

Hotline: 0937 299 677 - 028 627 2896

Xem thêm:

Báo giá thi công nội thất trọn gói

Mẫu thiết kế nhà hàng đẹp

Cẩm nang

Bình luận