Phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thi công nội thất

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thi công nội thất

Gỗ công nghiệp là loại vật liệu đang dần thay thế cho sản phẩm gỗ tự nhiên truyền thống trong việc thi công nội thất bởi những ưu điểm như:

  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên
  • Mẫu mã, vân gỗ đa dạng, nhiều màu sắc
  • Phong cách hiện đại, trẻ trung
  • Chống mối mọt, không bị cong vênh theo thời gian
  • Góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế việc chặt phá rừng để khai thác gỗ

​Tuy nhiên các loại gỗ công nghiệp khá là đa dạng nên sẽ có những bạn thắc mắc rằng gỗ công nghiệp là gì, được làm từ đâu,... Chính vì vậy, hôm nay Compa Decor sẽ giúp các bạn phân biệt các loại gỗ công nghiệp để dễ dàng hơn trong việc thi công nội thất.

Gỗ công nghiệp được làm từ đâu?

Gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ, ván dăm qua việc trộn keo và hóa chất để ép ra thành tấm gỗ. Đa phần, gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay cành ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất.

Hình phân biệt cấc loại gỗ công nghiệp 2

Gỗ công nghiệp rất đa dạng, với giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nên rất được ưa chuộng hiện nay

Gỗ công nghiệp gồm những thành phần nào?

Gỗ công nghiệp gồm 2 thành phần: phần lõi và phần bề mặt:

Về phần lõi

Thường sử dụng nhiều nhất 2 loại sau:

1. MFC (ván dăm): được sản xuất nhờ quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo. Thường được phủ Melamine tạo thành ván MFC. Gồm loại thường và loại chống ẩm. Giá lõi này thường rẻ nhất

2. MDF: Được sản xuất từ bột sợi gỗ, có tỉ trọng trung bình và độ nén chặt cao. Bao gồm loại thường và loại chống ẩm, giá cao hơn MFC

Hình phân biệt cấc loại gỗ công nghiệp 1

Các thành phần của gỗ công nghiệp sẽ giúp các bạn dễ hình dung hơn

Về phần phủ bề mặt

Bao gồm những loại sau:

1. Melamine: là nhựa được phủ lên bề mặt cốt gỗ. Bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mĩ thuật) và Craft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao thường sử dụng phủ trên bề mặt của lõi MFC hoặc MDF

Ưu điểm của loại này là mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ nhất, màu MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn, đồng thời còn chống xước tốt, chống mối mọt và cong vênh

Hình phân biệt các loại gỗ công nghiệp melamine

Mô tả bề mặt lớp Melamine phủ trên lõi gỗ công nghiệp

2. Laminate

Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melanmine rất nhiều, có thể phân biệt Laminate và Melamine qua độ dày.

Ngoài những ưu điểm của Melamine, thì Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong (điểm này Melamine không làm được) theo công nghệ Postforming, ứng dụng để làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ hộc. Các màu sắc của Naminate cũng nhiều như của MFC. Màu sắc của Laminate cũng rất đa dạng và phong phú

Hình phân biệt cấc loại gỗ công nghiệp 3

Các mẫu bề mặt Laminate

3. Sơn màu theo ý muốn

Sơn UV là sơn lên bề mặt gỗ sẽ khô, thường dùng trên lõi MDF. Ưu điểm của loại này là sơn theo ý muốn nên có rất nhiều lựa chọn, không cần dán chỉ nhựa trên mép cắt của ván nên tạo tính thẩm mĩ cao, khối thống nhất. Tuy nhiên, sơn UV lại dễ xuống màu theo thời gian và dễ bị trầy xước.

4. Veneer

Đây là bề mặt làm từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng, dày 0.5mm lạng từ các thân cây gỗ quí như óc chó,tần bì, xoan đào, sồi,... Tuy đóng vai trò là vật liệu bề mặt nhưng nó thường được gọi là gỗ

Bề mặt này có ưu thế rất lớn vì giống gỗ tự nhiên nhất, bản chất lớp bề mặt vẫn là mặt gỗ. Giống như gỗ tự nhiên nhưng chi phí thấp hơn so với gỗ tự nhiên, dễ thi công và có thể tạo được những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.

hình phân biệt các loại gỗ công nghiệp 6

Lớp bề mặt Veneer

5. Acrylic

Acrylic là tên gọi của một loại bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic Glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi phổ biến là Mica

Bề mặt này nổi bật nhờ màu sắc phong phú, sáng đẹp, nhẹ, hiện đại, dễ chế tạo thành các hình thù, khó vỡ đối với các tác động vật lí. Hiện nay Acrylic được sử dụng nhiều trong thi công các cánh tủ bếp, tủ quần áo. Chính vì có nhiều ưu điểm vượt trội nên giá thành của Acrylic khá cao so với các bề mặt còn lại

Hình phân biệt các loại gỗ công nghiệp 5

Mẫu Acrylic hoàn thiện

Hình phân biệt các loại gỗ công nghiệp 7

Mẫu gỗ công nghiệp đã được dán chỉ nhựa hoàn thiện ở mép cạnh ván

Với bài viết về phân biệt các loại gỗ công nghiệp trên, Compa mong rằng các bạn sẽ có thêm những kiến thực thực tế về các loại gỗ công nghiệp để dễ dàng hơn trong việc thi công nội thất, sẽ làm ra các sản phẩm nội thất đúng với mong muốn của mình

>>> Xem thêm về các mẫu thiết kế nội thất căn hộ ấn tượng tại đây

Để biết thêm về Trang trí nội thất Compa xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0937299677

Website: trangtrinoithatcompa.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thietkethicongkaraoke.Compa/

 

Bình luận